- Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế – Ăn khế trả vàng.Những bài học rút ra từ truyện
- Ý nghĩa truyện cổ tích ” Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”
- Ý nghĩa truyện cổ tích – những bài học giá trị đầu đời cho trẻ
- Ý nghĩa truyện cổ tích – những bài học giá trị đầu đời cho trẻ
- Truyện cổ tích Việt Nam và thế giới cực hay và ý nghĩa cho bé yêu
- Ông lão đánh cá và con cá vàng – Hai bài học ý nghĩa từ truyện cổ tích Nga
Đánh giá về Ông lão đánh cá và con cá vàng – Hai bài học ý nghĩa từ truyện cổ tích Nga
Xem nhanh
Ông lão đánh cá và con cá vàng – Hai bài học ý nghĩa từ truyện cổ tích Nga nổi tiếng thế giới. Truyện ca ngợi lòng biết ơn, tấm lòng nhân hậu và phê phán kẻ tham lam, bội bạc.
Ông lão đánh cá và con cá vàng – một truyện cổ tích thế giới nổi tiếng và ý nghĩa về chủ đề đạo đức. Truyện cổ tích này do Alexander Pushkin viết vào mùa thu năm 1833. Câu chuyện kể về một ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng nhưng con cá xin ông thả tự do cho nó, đổi lại, nó sẽ thực hiện bất kỳ điều ước nào của ông…
Ông lão đánh cá và con cá vàng – Truyện cổ tích Nga nổi tiếng thế giới
Ngày xửa ngày xưa, trên một bờ biển rộng lớn có ông lão đánh cá sống cùng bà vợ của mình trong một túp lều tồi tàn. Hàng ngày, khi ông chồng đi thả lưới bắt cá thì bà vợ ở nhà kéo sợi.
Một ngày nọ, cũng như bao ngày khác, ông lão ra biển đánh cá. Nhưng thật không may, lần thứ nhất kéo lưới lên thì chỉ thấy có toàn đất; đến lần thứ hai thì cũng chỉ có một cây rong biển sa lưới; lần thứ ba kéo lưới thì có một con cá vàng.
“Ông lão ơi! Ông làm ơn làm phúc thả tôi trở về biển đi, tôi hứa là sẽ trả ơn ông mà, ông muốn gì tôi cũng đồng ý” – Con cá vàng cất tiếng van xin.
Ông lão vô cùng kinh ngạc và cũng rất xúc động khi nghe thấy con cá van xin, vì vậy ông lão quyết định thả con cá đi.
“Mong rằng trời đất sẽ phù hộ cho ngươi! Hãy trở về với mẹ biển cả của ngươi mà vùng vẫy. Ta không đòi hỏi gì của ngươi đâu” – Ông lão thả con cá và nói.

Ông lão tay không ra về, về đến nhà liền kể cho bà vợ nghe câu chuyện của lão và con cá vàng… Vừa nghe hết câu chuyện bà vợ lập tức mắng té tát ông lão: “Sao ông ngốc quá vậy! Lẽ ra ông phải bắt con cá đó trả ơn cái gì chứ. Sao ông không đòi một cái máng lợn, cái máng cho lợn ăn nhà mình gần vỡ hết rồi kìa”.
Sau khi bị bà vợ mắng nhiếc, ông lão lủi thủi ra biển tìm cá. Biển tĩnh lặng với những con sóng nhỏ lăn tăn. Ông lão vừa cất tiếng gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt biển. Nghe hết lời bộc bạch của ông lão, cá vàng niềm nở nói:
“Ông lão ơi, đừng lo lắng! Tôi sẽ cho ông cái máng lợn mới”.
Nói rồi cá vàng lặn xuống biển. Ông lão trở về nhà và rất vui mừng khi nhìn thấy cái máng lợn mới trước cửa chuồng lợn nhà lão. Nhưng vui mừng chưa được bao lâu thì bà vợ lại quát to:
“Đồ ngốc! Sao ông lại không đòi nó một ngôi nhà mới rộng rãi hơn hả?”.
Ông lão lại một mình ra biển tìm cá. Biển xanh nổi sóng ào ạt. Ông lão chưa gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt nước, cất tiếng chào ông lão. Ông lão khẩn khoản kể lại cho cá vàng nghe việc mụ vợ ông đòi một ngôi nhà mới. Nghe xong cá vàng liền nói:
“Ông lão ơi! Trời sẽ phù họ cho gia đình ông và mụ vợ ông sẽ có một ngôi nhà mới thật đẹp”.
Nói xong, cá vàng biến mất trong làn nước trong xanh. Ông lão quay về nhà thì thấy không còn là túp lều rách nát mà thay vào đó là một ngôi nhà rất to và đẹp còn có cả lò sưởi. Mụ vợ lão ngồi cạnh cửa sổ, vừa thấy lão về bà ta lại mắng nhiếc không tiếc lời:
“Đồ ngu! Sao lại có người ngốc như ông cơ chứ. Tôi muốn là nhất phẩm phu nhân, ông mau ra biển nói cho cá biết đi”.
Ông lão khốn khổ lại lại lóc cóc ra biển gọi cá. Lần này biển xanh nổi sóng dữ dội. Ông lão khốn khổ nói cho cá vàng biết mong muốn của mụ vợ. Nghe xong, cá vàng ân cần an ủi ông lão:
“Ông lão không phải lo lắng đâu! Trời cao sẽ phù hộ cho lão!”.
Về đến nhà mụ vợ lão đã trở thành nhất phẩm phu nhân như ý muốn của mụ. Mụ mặc trên người bộ quần áo sang trọng, vòng cổ ngọc trai, tay mụ đeo nhẫn vàng và chân mụ đi đôi giày nhung đỏ. Trong nhà có bao nhiêu là kẻ hầu người hạ. Ông lão cất tiếng chào:
“Kính chào nhất phẩm phu nhân…”
Chưa nói hết câu thì mụ vợ lại mắng nhiếc một hồi rồi ra lệnh cho lão đi quét dọn chuồng ngựa.
Ông lão sống cuộc sống như kẻ hầu người hạ trong một thời gian, một hôm mụ vợ cho gọi lão đến. Vừa nhìn thấy ông lão mụ giận giữ quát to:
“Ta không muốn là nhất phẩm phu nhân nữa. Ta muốn làm nữ hoàng của vương quốc này. Ngươi hãy lập tức ra biển nói cho con cá kia biết vậy”.
Ông lão tội nghiệp lặng lẽ quay đầu bước đi. Biển xanh nổi sóng mù mịt. Ông lão lần thứ tư cất tiếng gọi cá. Cá vàng từ những con sóng dữ bơi lên và hỏi ông lão:
“Ông lão ơi! Có chuyện gì thế?”.
Ông lão thật thà kể lại việc mụ vợ lão nổi điên và đòi làm nữ hoàng, rồi chuyện mụ tát vào mặt lão… Cá vàng lắng nghe ông lão khốn khổ và an ủi:
“Ông lão ơi đừng lo. Tôi sẽ kêu trời phù hộ cho, mụ vợ lão sẽ thành nữ hoàng như bà ta muốn”.
Về đến nhà, ông lão sửng sốt khi thấy nhà lão biến thành cung điện nguy nga tráng lệ, còn mụ vợ lão giờ đã là nữ hoàng đang ngồi dự tiệc. Xung quanh mụ có bao nhiêu là cung nữ, người thì rót rượu, kẻ thì dâng bánh… Toán vệ binh với gươm giáo tuốt trần chỉnh tề đứng hầu. Ông lão vô cùng bất ngờ trước sự việc đang diễn ra trước mắt, lúm khúm cúi rạp người mà chào hỏi mụ vợ:
“Người đã hài lòng rồi chứ, thưa nữ hoàng?”.
Mụ vợ không thèm đếm xỉa đến lời nói của lão, ra lệnh cho quân lính đuổi lão ra ngoài. Đám vệ binh nhận lệnh tuốt gươm xông đến, ông lão sợ hãi run bần bật… Chứng kiến tình cảnh đáng thương của ông lão, nhiều người lên tiếng chế giễu:
“Đáng đời! Có thế mới sáng mắt ra, đừng có thấy người sang mà bắt quàng làm họ”.
Ít lâu sau, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ sai bọn vệ binh tìm lão đến. Vừa nhìn thấy lão ở cửa mụ đã lớn tiếng quát:
“Lão già kia, mau ra biển tìm con cá và nói với nó rằng ta không thèm làm nữ hoàng nữa. Ta muốn làm Long Vương ngự dưới Long Cung để con cá phải hầu hạ và nghe lời ta!”.
Lần thứ năm, ông lão tội nghiệp lại lủi thủi ra biển và cất tiếng gọi cá. Bỗng nhiên một cơn dông ập đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Không như những lần trước, phải một lát sau cá vàng mới ngoi lên. Khi nghe ông lão nói mụ vợ muốn làm Long Vương, cá vàng không nói không rằng, lẳng lặng lặn sâu xuống biển.
Ông lão bất ngờ, không biết làm thế nào cứ đứng tần ngần trên bờ biển với tiếng sóng gào thét mà chờ đợi. Cuối cùng ông lão quyết định quay về. Nhưng thật sửng sốt, lâu đài sa hoa tráng lệ không còn nữa. Thay vào đó là túp lều sập sệ ngày nào và mụ vợ lão thì đang rầu rĩ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
Ý nghĩa truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng
Trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng, có đên năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và những “phản ứng” của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.
Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao (nữ hoàng). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.
Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng:
– Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là “đồ ngốc”. – Lần thứ hai, mụ quát to, chửi chồng là “đồ ngu”. – Lần thứ ba, mụ “mắng như tát nước vào mặt” chồng. – Lần thứ tư, mụ “nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão”, sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. – Lần thứ năm, mụ “nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến” để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.
Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ…
Qua truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng các em học được các bài học ý nghĩa về:
1. Lòng biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu.
Những người đã nhân hậu và tốt bụng đã giúp đỡ mình, các em cần luôn ghi nhớ công ơn của họ. Và có thể giúp đỡ, trả ơn khi có thể.
2. Bài học thích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc
Những kẻ có lòng tham vô đáy và sống vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván như vợ ông lão trong truyện cổ tích không sớm thì muộn sẽ bị trừng phạt thích đáng.
Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng – Một truyện cổ tích Nga của tác giả Alexander Pushkin thật ý nghĩa phải không các em? Sau này, lớn lên các em sẽ còn được học nhiều bài thơ hay và nổi tiếng của nhà thơ Pushkin nữa đó.
Các em nhớ luôn chăm ngoan học giỏi và nghe lời thầy cô, ông bà bố mẹ nhé!
Đọc thêm truyện cổ tích:
– Truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn – Bảy bài học ý nghĩa người Mỹ dạy con
– Sự tích con khỉ – Truyện cổ tích ý nghĩa về nguồn gốc của loài khỉ
– Ngưu Lang – Chức Nữ Truyện cổ tích Trung Hoa đặc sắc về tình yêu
– Sự tích hoa dạ lan hương – Loài hoa mang dáng vẻ tao nhã với hương thơm nồng nàn quyền rũ về đêm
60
SHARES

Các câu hỏi về ý nghĩa truyện ông lão đánh cá và con cá vàng
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê ý nghĩa truyện ông lão đánh cá và con cá vàng hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết ý nghĩa truyện ông lão đánh cá và con cá vàng ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa truyện ông lão đánh cá và con cá vàng Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết ý nghĩa truyện ông lão đánh cá và con cá vàng rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!Các Hình Ảnh Về ý nghĩa truyện ông lão đánh cá và con cá vàng
Các hình ảnh về ý nghĩa truyện ông lão đánh cá và con cá vàng đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư lienhe@domain.com. Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhéTham khảo dữ liệu, về ý nghĩa truyện ông lão đánh cá và con cá vàng tại WikiPedia
Bạn nên xem thông tin chi tiết về ý nghĩa truyện ông lão đánh cá và con cá vàng từ web Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại???? Nguồn Tin tại: https://khoalichsu.edu.vn/???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://khoalichsu.edu.vn/hoi-dap/