Ý nghĩa bài hát con cò là gì?Hình tượng con cò trong văn hóa

Bài viết Ý nghĩa bài hát con cò là gì?Hình tượng con cò trong văn hóa thuộc chủ đề về Thắc Mắt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Khoa Lịch Sử tìm hiểu Ý nghĩa bài hát con cò là gì?Hình tượng con cò trong văn hóa trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem chủ đề về : “Ý nghĩa bài hát con cò là gì?Hình tượng con cò trong văn hóa”

Xem thêm :

Đánh giá về Ý nghĩa bài hát con cò là gì?Hình tượng con cò trong văn hóa

Xem nhanh
CÒ ƠI - GIA HUY [ MV 4K]

Thơ : Lê Hải Viên
Lời : Gia Huy
Kịch Bản u0026 Đạo Diễn : Đông Quốc Hùng
Thu Âm : Gia Huy Studio
▲ Follow GIA HUY :
● Gmail: giahuy11361@gmail.com
● Đăng Ký Kênh : https://bit.ly/2u4YaTO
● Facebook : https://bit.ly/2J7vyUF
● Fan Page : https://bit.ly/2TC4n9m

-------------------------------------------
♫Đăng Kí Nhạc Mới : https://goo.gl/72p8xS
♫Facebook Fan Page : https://goo.gl/sGFtzl
-------------------------------------------
➨ Đừng quên Đăng ký (Subscribe) BD Media Music để xem ngay Music Video Hot, Phim Ca Nhạc và Liên Khúc nhạc trẻ remix hay nhất 2018 nhé cả nhà.
✔ Đây là ca khúc được độc quyền bởi Công Ty BDMedia. Đề nghị các tổ chức, cá nhân không reup dưới mọi hình thức.
LH Bản Quyền : bdmediamusic@gmail.com
-------------------------------------------
©BDMedia
Hình tượng con cò trong văn hóa Việt Nam có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam nhất là ở nông thôn. Con cò là một trong những động vật gắn bó với đồng ruộng làng quê, cùng với con trâu, con gà, con lợn tạo nên một bức tranh tổng thể về đồng quê Việt Nam. Trong các loài chim, con cò là một trong những loài chim đi vào đời sống của người Việt Nam sâu đậm nhất.

Cò trong văn hóa Việt

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” (nhạc sĩ Ngọc Chán 4
Một con cò đang bì bõm kiếm ăn
Danh xưng
  • Tên gọi: 
  • Tên khoa học: Egretta garzetta
Vùng văn hóa ảnh hưởng
  • Việt Nam
Ý nghĩa biểu tượng
  • Thân phận người phụ nữ
  • Ruộng đồng
  • Nghề môi giới
Người Việt hay ví von, ca hát là nhắc đến cò. Sâu đậm đến độ trong ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về con cò, trong dân ca có riêng một điệu hát mang tên là điệu hát Cò lả. Hình tượng con cò được phản ánh rất nhiều qua ca dao và dân ca và là hình ảnh về thân phận của người phụ nữ nông thôn Việt Nam với tấm thân gầy guộc, khẳng khiu, da bọc xương, lặn lội bì bõm, tần tảo, lom khom hay còn gọi là tấm thân cò.Xem thêm :

Trong ca dao

Cò được nêu lên trong bài ca dao và đôi khi được ví von với người phụ nữ hay thân phận vất vả, tần tảo của người phụ nữ, ca dao Việt Nam đã dùng hình ảnh con cò là biểu tượng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm thức mỗi con người Việt vì cánh cò mỏng manh, nhỏ bé, cần cù mà trắng trong như người phụ nữ suốt một đời bình lặng. Ca dao xưa khi ca ngợi về vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam cũng thường ví với hình ảnh con cò.Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm kể về chuyện một con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Bài “Con cò mà đi ăn đêm” đến với người nghe, người đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo của ca dao Việt Nam và ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt Nam.
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Một bài ca dao nói về thân phận con cò, trong đó đã vẽ lên hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh cho chồng, cho con. Người vợ, người mẹ ấy vẫn cặm cụi như thân cò lặn lội sớm hôm, vẫn chịu muôn ngàn đắng cay để cho chồng có thể bằng bạn, bằng người.
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Câu chuyện về nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” (nhạc sĩ Ngọc Chán 5
Một con cò đang kiếm ăn
Một số bài ca dao khác như:
Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép để con ở nhà
Mẹ đến chỗ cánh đồng xa
Mẹ sà chân xuống phải mà con lươn
Hay một bài khác về số phận vất vả của con cò
Con cò lặn lội bờ sông
Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù
Bãi xa, sông rộng, sóng to
Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.
Hay:
Con cò lặn lội bờ ao
Ăn sung thì chát, ăn đào thì chua.
Hình tượng người phụ nữ Việt gánh trên vai nhọc nhằn sớm hôm, biết bao tủi cực mà không biết giãi bày:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Ngoài ra, ở biểu tượng con cò, khởi thủy các cung bậc tình yêu bắt đầu bằng nỗi nhớ. Nhìn đàn cò trắng bay lượn trên không, xúm xít bầy đàn gợi trong lòng đôi lứa xa nhau tình cảm nhớ thương da diết. Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến quyền tự do yêu đương bị hạn chế, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo khổ, tuy nhiên tâm hồn của họ vượt khỏi sự phong tỏa của chế độ phong kiến, họ cất tiếng hát ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu và trao gửi vào ca dao, biểu tượng con cò, đem lại cho ca dao sức sống mãnh liệt.
Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta.
Mọi Người Xem :   Diet là gì trong tiếng Anh
Hay:
Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ hai dải yếm đào gió bay
Hoặc bài
Con cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Con cò là hình ảnh, là biểu tượng của ao đầm, đồng ruộng. Một trong những hình ảnh đẹp nhất là hình ảnh con cò trắng như bông bay liệng la đà trên ruộng lúa mêng mông, bát ngát, trải rộng ra mãi tận chân trời, mà ta gọi là “thẳng cánh cò bay” hay Cò bay thẳng cánh hay nhiều bài ca dao. Nói tới đồng ruộng nước, nói tới lũy tre xanh, con trâu trên luống cầy, và hình bóng quen thuộc, một hình bóng thân thương, một hình bóng của con cò.
Câu chuyện về nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” (nhạc sĩ Ngọc Chán 6
Con cò và đồng ruộng
Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm
Bài ca dao con cò bay lả bay la:
Con cò, là cò bay lả, lả bay la
Bay từ là từ cửa phủ
Bay qua là qua cánh đồng
Bài:
Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba con cùng béo vặt lông con nào
Nhiều bài ca dao, đồng dao mở đầu bằng hình ảnh con cò, nhiều khi dùng cò như chỉ là một cách để dẫn nhập, vào đề như:
Cái cò là cái cò Kỳ
Anh cơm nhà dì, uống nước nhà cô

Trong văn chương

Trong văn chương Việt Nam, cò có thể được xem là biểu tượng của người phụ nữ như trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương, con cò được ví như là một người vợ và trở thành hình ảnh của một người phụ nữ đảm đang, cực nhọc làm việc nuôi chồng con
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Sau này, nhà thơ Chế Lan Viên có sáng tác bài thơ “Con cò” vào năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường – Chim báo bão”(1967) Viết “Con cò” nhà thơ thông qua một cánh cò tượng trưng dập dìu trong lời ru, câu hát thể hiện được tấm lòng yêu thương và những mong ước của người mẹ với đứa con còn bé thơ.

Văn hóa đại chúng

Cò vì thế cũng dùng chỉ các cơ phận có hình nọc nhọn ví dụ như cò súng, người cảnh sát đôi khi còn được gọi là cò ví dụ như: cò Lộc (Nguyễn Văn Lộc) thường chỉ về viên chức Pháp đứng đầu lực lượng cảnh sát trong một thành phố do chữ “commissaire” đọc chệch ra. Cò hay cò mồi còn dùng để chỉ về những người làm nghề môi giới, trung gian, để môi giới, chèo kéo thường là không chính thức như cò nhà đất, cò dịch vụ, cò giấy tờ hay là nạn cò mồi, chèo kéo du khách nước ngoài…. còn còn được ví von về sự mặc cả như: Cò cưa, cò kè bớt một thêm hai, hay cướp công: cốc mò, cò xơi, hoặc chỉ về động tác (nhảy lò cò)Xem thêm :

Ý nghĩa bài hát con cò

Con Cò                            — Sáng Tác: Lưu Hà Anh — — Trình bày: Tùng Dương Con cò… Mày đi ăn đêm, hay đi ăn đêm, sao đi một mình Một mình lầm lũi canh ba thức giấc trong đêm khuya vắng một mình lầm lũi thân cò Được một con tôm đôi ba con tép đêm nay không thấy có con cá nào Cò ơi cò hỡi thôi đi về đi đêm qua cũng thế đêm nay cũng thế cò ơi Lặn lôi cả đêm thương cho đàn con đêm khuya vẫn thức đợi mẹ về mới yên lòng Ới a cò ơi thôi về cò ơi Kìa có cơn giông ập đến rồi Sấm đầu mùa rụng vang trời Đón cơn mưa đầu tiên về Để ngày mai tìm đàn cò trắng ở đầu vượt gió sãi rộng cánh bay, bay về phía chân trời Bầu trời rộng lớn, lòng người rộng lắm Đàn cò vút lên, bay về phía mặt trời Cò ơi, thương những đêm lắm bùn lem Để sáng nay khi mặt trời thức giấc lại khát khao bay lên lại bay lên… cò ơi… Cò ơi…———-Nhìn đàn cò trắng, ngẩng đầu vượt gió…Có ai đã nói con cò là hình ảnh biểu tượng cho người Việt Nam, những con người chân chất, thật thà, chịu thương chịu khó, cần cù chăm chỉ, lạc quan và tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp…

Nghe Tùng Dương hát ca khúc Con cò của Lưu Hà An tôi chợt thấy lòng mình chùng xuống, bâng khuâng đến lạ. Lần đầu tiên tôi nghe ca khúc này, và ngay lập tức bị chinh phục, ám ảnh bởi những ca từ và giai điệu vừa mới mẻ, sáng tạo lại vừa gần gũi thân quen đến lạ kỳ…

Không gần gũi sao được khi mà hình ảnh con cò đã quá quen thuộc trong tiềm thức của mỗi người dân Việt, từ câu hát ru à ơi đầu đời bên nôi cho đến những câu ca dao ngọt ngào, những vần thơ chan chứa ân tình trong kho tàng văn học Việt Nam. Rồi hình ảnh con cò trong các tác phẩm âm nhạc, hội họa… Tất cả (đã, đang và sẽ) trở đi trở lại trong nhịp sống của mỗi chúng ta cho đến cuối cuộc đời…

Có ai đã nói con cò là hình ảnh biểu tượng cho người Việt Nam, những con người chân chất, thật thà, chịu thương chịu khó, cần cù chăm chỉ, lạc quan và tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp…

Cuộc sống hàng ngày của chúng còn nhiều khó khăn trở ngại, còn có những lúc mồ hôi thấm ướt áo, nước mắt thầm lặng rơi… Mỗi con người nhỏ bé đều đang phải gồng mình vượt qua những nẻo đường mưu sinh mỗi ngày…

Con cò – mày đi ăn đêm Mày đi ăn đêm, sao đi một mình? Một mình lầm lũi canh ba thức giấc trong đêm khuya vắng, một mình lầm lũi thân cò Được một con tôm đôi ba con tép đêm nay không thấy có con cá nào…

Mượn tứ từ bài ca dao quen thuộc Con cò mà đi ăn đêm của dân gian, nhạc sĩ Lưu Hà An đã cắt khúc, biến tấu thành giai điệu tựa như một khúc đồng dao đồng bằng Bắc Bộ: “Mày đi ăn đêm/Sao đi một mình?/… Canh ba thức giấc/Trong đêm khuya vắng/… Được một con tôm/ Đôi ba con tép/…

Những câu hát dài với điểm dừng hơi tại các nhịp 4/4/4 theo cấu trúc câu nọ vắt sang câu kia, câu sau nối tiếp ý câu trước làm thành một hơi thở dài ngậm ngùi cho những thân cò lặn lội, quạnh quẽ trong đêm.

Mọi Người Xem :   Ý nghĩa 999 hoa hồng có thể bạn chưa biết

Trên dòng đời ngược xuôi của mỗi người, sẽ có lúc có những hoạ tai, những thử thách, những khó khăn dồn đến khiến bước chân có đôi khi chao đảo…

Kìa có cơn giông ập đến rồi Sấm đầu mùa giục ba hồi Đón cơn mưa đầu tiến về

Tôi có ấn tượng đặc biệt với cách phối khí của ca khúc này, bởi nó nhuần nhuyễn và quyện hòa với ca từ đến lạ kỳ. Một ca khúc khiến cho người nghe có thể hình dung, liên tưởng theo sự dẫn dắt của ca từ và giai điệu. Tiếng trống dồn dập của bản phối cùng tiết tấu nhanh, gấp gáp của ca từ làm chuyển mạch hoàn toàn cảm xúc của người nghe, từ ngậm ngùi, thương xót sang một chút ngỡ ngàng, một chút thảng thốt trong tâm trạng âu lo theo cánh cò mềm chới với trước cơn giông…

Nhưng có niềm tin, có quyết tâm, những người Việt Nam bé nhỏ nếu đoàn kết có thể vượt qua mọi phong ba bão táp để vươn lên, vươn cao, để tìm đến hạnh phúc, tìm đến chân trời mới. Không gian bài hát lúc này cũng ào ạt rộng mở, cảm xúc bùng nổ, giọng hát bùng nổ… Tất cả sự sáng tạo đã thực sự cháy lên và bùng nổ ở phần điệp khúc vút cao theo từng nhịp cánh cò:

Nhìn đàn cò trắng – ngẩng đầu vượt gió Sải rộng cánh bay – bay về phía chân trời…

Giọng hát của Tùng Dương thực sự thăng hoa, tưởng như vút lên, cao lắm, xa lắm, ngân nga trên lưng những cánh cò trắng trong ánh mặt trời… Một đoạn điệp khúc ấn tượng: có đường nét thanh mảnh, mềm mại của những đôi cánh dịu dàng chấp chới, có màu trắng tinh khôi của những cánh cò, có cái thênh thang của bầu trời rộng và động tác ngẩng cao đầu, sải cánh và bay vút lên, bằng tình yêu, niềm tin và nghị lực không chịu cúi đầu trước gió giông.

Dù cho “bầu trời rộng lớn, lòng người rộng lắm” thì đàn cò vẫn “vút lên, bay về phía mặt trời”… trong thanh thản, bình yên. Phải thế chăng mà dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi ta bắt gặp một đàn cò trắng hay chỉ là một cánh cò đơn lẻ bay giữa không gian, thì cái ý niệm về sự bình yên, cảm giác bình yên tự có mặt, hiện hữu trong tâm thức của mình.

Nhưng cũng chính những cánh cò ấy, lại có thể giang rộng cất cao bay về phía mặt trời. Những con người Việt Nam nhỏ bé luôn có sẵn trong mình niềm hy vọng và lòng quyết tâm để đến khi bình minh lên, sẽ vươn rộng cánh tay để vươn cao và vút lên.

Cò ơi, thương những đêm lấm bùn đen Để sáng nay khi mặt trời thức giấc lại khát khao bay lên Lại bay lên… Cò ơi… Cò ơi…

Lời bài hát khép lại, giọng hát khép lại, giọng nhạc cũng ngưng – nhưng vẫn cứ thấy chấp chới trước mắt ta hình ảnh của một đàn cò trắng bay về phía mặt trời. Đó chính là cái diệu kỳ, sức hấp dẫn của dòng nhạc dân gian đương đại trong “gu” thưởng thức âm nhạc của người Việt nói chung và ca khúc Con cò của Lưu Hà An nói riêng.

Ca khúc hấp dẫn bởi “chất Việt” được thẩm thấu qua từng hình ảnh, câu chữ của ca từ – bởi giai điệu và độ luyến láy tinh tế cùng những nốt nhấn bất ngờ – và đặc biệt là sự thổi hồn, phiêu và hòa nhập hết mình của ca sĩ… Tất cả quyện hòa với nhau một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn, làm nên một Con cò mới lạ, vút bay trong lòng mỗi người nghe.

  • Lương Đình Khoa
———

CON CÒ

Thỉnh thoảng trong vòng xoay cơm áo gạo tiền, tôi vô tình đánh rơi niềm tin vào cuộc sống. Bỗng chốc ngã quỵ, bỗng chốc kiệt sức, tôi quay quắt trước nỗi đau tự tạo của chính mình… Một cảm giác ngột ngạt xâm chiếm làm tôi trở nên khó thở, mọi thứ như rã rời, bầu trời xám xịt… những lúc đó, tôi tự cứu mình bằng những bài hát lạ lẫm… và vô tình, tôi bắt gặp “Con cò”.

“Cánh cò bay lả bay la… Bay từ nẻo mộng bay ra nẻo đời”… Hình ảnh cánh cò trong tôi gắn liền với tuổi thơ trong trẻo. Tôi là dân thành thị, chẳng được nhiều dịp về quê, chẳng mấy lần trong đời tôi bắt gặp hình ảnh cánh cò, nhưng qua sách vở, qua truyền hình, qua những bài tập làm văn thời tiểu học và qua cả câu hò ơi của mẹ… hình ảnh cánh cò đối với tôi trở nên dịu dàng mà thân thuộc đến lạ. “Cánh cò đi đón cơn mưa, tối tăm mù mịt ai đưa cò về”… Hình ảnh người phụ nữ Việt qua đó thật rõ nét, vừa chân phương, mộc mạc, vừa giản dị bao dung… Cánh cò trắng muốt, dáng cò mảnh mai quanh năm eo sèo bên nhánh sông, bìa rừng cũng đã từng được nhà thơ Tú Xương gợi tả trong một tác phẩm bất hủ mang chủ đề “Thương vợ”, mới thấy không ngẫu nhiên mà hình ảnh chịu thương chịu khó ấy lại được gắn nhiều với thân cò đến thế…

Có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng sáng tác từ cánh cò, từ thơ văn cho đến nhạc hoạ và lần này tôi đã vô tình tìm gặp được một sáng mới của nhạc sĩ Lưu Hà An với phần trình bày của ca sĩ trẻ Tùng Dương. Như vô thức, hình ảnh cánh cò gắn liền với bất kỳ nơi nào cũng đều mang lại một cảm giác mộc mạc, như hơi thở quê hương thân thuộc, dịu vợi… tuy nhiên “con cò” của tác giả Lưu Hà Anh, đã thật sự mang lại một cảm giác hoàn toàn mới.

Một mình lầm lũi canh ba thức giấc trong đêm khuya vắng một mình lầm lũi thân cò Được một con tôm đôi ba con tép đêm nay không thấy có con cá nào…

Lời nhạc mượn hình ảnh đồng dao, theo kiểu nghêu ngao trên lưng trâu của các cậu bé mục đồng Bắc Bộ, trong sáng mà đầy hàm súc. Làm tôi chợt nhớ đến sự kham khổ của người phụ nữ Việt ngày nào, chịu biết bao là vất vả để lo lắng cho gia đình… và hình ảnh đó cũng làm tôi nghĩ về mẹ mình, người mà đã một đời chăm lo cho mấy anh em tôi trước cuộc sống bề bộn những khó khăn, cơ cực.

Mọi Người Xem :   Quả Chuối Tiếng Anh Đọc Là Gì - Cẩm nang Hải Phòng
Xem thêm :

Hiếm ai sống được trên đời này mà lại không có mẹ. Từ lúc lọt lòng còn đỏ hỏn trên tay, mẹ đã trao tặng cho mỗi chúng ta dòng sữa ngọt, sự yêu thương nâng niu chăm sóc… Lớn lên chút, mẹ cũng chính là người dạy cho ta những bước đi đầu tiên, những con chữ, những bài học; khi ta phạm lỗi, mẹ cũng là người sẵn sàng dang rộng vòng tay mình tha thứ, chở che cho ta mỗi khi bất trắc, đau buồn… Nhưng đó chỉ là những gì mà ta có thể thấy được. Những hi sinh của mẹ dành cho ta còn hơn thế, mà dưới ánh mắt đơn giản của một đứa trẻ thơ, chúng ta chẳng thể nào hiểu được trọn lòng… Mẹ không đòi hỏi sự trả ơn… cũng chưa từng đem sự hi sinh của mình ra đong đếm… mà điều mà mẹ mong chờ nhất chính là sự trưởng thành của con mình.

Lặn lôi cả đêm thương cho đàn con đêm khuya vẫn thức đợi mẹ về mới yên lòng Kìa có cơn giông ập đến rồi, Sấm đầu mùa rụng vang trời, Đón cơn mưa đầu tiên về Để ngày mai tìm đàn cò trắng ở đầu vượt gió sãi rộng cánh bay, bay về phía chân trời

Phía chân trời xa rộng, đôi khi chúng ta mải mê với nhiều thú vui mà quê đi sự có mặt của những người phụ nữ xung quanh mình… Đó là người mẹ, là người chị, là người vợ… những người đã và vẫn sẽ tiếo tục âm thầm hi sinh cho sự thành công của chính chúng ta… Thật đáng tiếc khi đã có một quãng thời gian dài xa xôi, hình ảnh người phụ nữ Việt không được tôn trọng đúng mực… hủ tục “trọng nam khinh nữ” xâm nhập vào nhận thức người dân phong kiến có lẽ do họ cho rằng, nam nhi mới chứng tỏ được sức mạnh, là trụ cột, là chỗ dựa của cả một gia đình. Để rồi cho đến ngày nay, khi mà xã hội mỗi ngày một văn minh, quyền bình đẳng phái tính được khẳng định rõ ràng, thì sự hi sinh lặng thầm của người phụ nữ Việt mới từ đó được công nhận.

Bầu trời rộng lớn, lòng người rộng lắm Đàn cò vút lên, bay về phía mặt trời

Không đau buồn, không còn “lộn cổ xuống ao” với những rủi ro nhỏ nhen rình rập… Lòng người giờ rộng lắm, đủ để san sẻ sự vất vả của cánh cò, đủ để thấu hiểu sự hi sinh của một cánh cò… để một ngày đàn cò vút lên, bay về phía mặt trời thanh thản… Một kết thúc đẹp và chứa chan ánh sáng, tràn ngập tình thương… Giọng hát nửa liêu trai, nửa khắc khoải của ca sĩ Tùng Dương đã mang đến cho người nghe một cảm xúc trọn vẹn… để cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản, để bất giác nhận ra rằng mọi thứ vẫn chẳng là gì… dù đó có là bất cứ khó khăn nào. Bên vòng tay mẹ, sự che chở của mẹ, hay chỉ đơn giản là 1 lúc được nhớ về mẹ… ta sẽ thấy cuộc sống như dịu dàng hơn, ấm áp mà trọn vẹn mà ý nghĩa hơn…

Các câu hỏi về ý nghĩa bài hát con cò

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê ý nghĩa bài hát con cò hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết ý nghĩa bài hát con cò ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa bài hát con cò Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết ý nghĩa bài hát con cò rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về ý nghĩa bài hát con cò

Các hình ảnh về ý nghĩa bài hát con cò đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư lienhe@domain.com. Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tham khảo thêm báo cáo về ý nghĩa bài hát con cò tại WikiPedia

Bạn có thể xem thông tin chi tiết về ý nghĩa bài hát con cò từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại???? Nguồn Tin tại: https://khoalichsu.edu.vn/???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://khoalichsu.edu.vn/hoi-dap/
ý nghĩa bài hát con cò bài hát con cò tùng dương con cò lời bài hát liên khúc mưa remix ca khúc con cò con cò lưu hà an lời bài hát con cò hát bài con cò bài hát con cò ai sáng tác con cò sáng tác bài ca con cò bai hat con co hát con cò nhạc con cò ca nhạc con cò con cò (lưu hà an) bài hát về con cò con cò tùng dương tùng dương con cò lưu hà an ý nghĩa của bài hát lý con cò nhạc sĩ minh vy wiki bài hát con cò tùng dương hẹn kiếp sau remix bd media music liên khúc nhạc những bản nhạc trẻ hay nhất liên khúc nhạc đạo liên khúc việt giọng hát việt 2018 nhac hot 2018 ca sĩ tùng dương đá phong thủy huỳnh lập ád con cò

Loading

Related Posts

About The Author