Gọi cái gì là vạn tượng

Bài viết Gọi cái gì là vạn tượng thuộc chủ đề về Giải Đáp thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng khoalichsu.edu.vn tìm hiểu Gọi cái gì là vạn tượng trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem bài : “Gọi cái gì là vạn tượng”

Đánh giá về Gọi cái gì là vạn tượng



Tác giả: Tuệ Liên và Hải Liên dịch.  Xem: 6838 . Đăng: 11/12/2018In ấn

TRÍ TUỆ CỦA THIỀN NGỘ

TẮC THỨ 30: GỌI CÁI GÌ LÀ VẠN TƯỢNG.

Tác giả : Ân Sơn

Người dịch : Tuệ Liên – Hải Liên

Thiền sư Long Tế Thiệu Tu, nguyên xuất gia với Thiền sư Huệ Lăng tại chùa Trường Khánh tỉnh Phúc Châu. Năm nọ, một tỳ kheo trẻ từ Triết Giang vân du đến chùa Trường Khánh xin ngủ nhờ. Ông là Đại sư Văn Ích rất nổi tiếng, khai sáng tông Pháp Nhãn sau này. Pháp Nhãn Văn Ích hào hoa phong nhã, bụng đầy gấm vóc; Long Tế Thiệu Tu tâm hồn khoáng đãng, cử chỉ tự tại; còn một vị nữa là thiền sư Pháp Tiến, ba người tuổi tác xấp xỉ, tính tình gần giống nhau, đều là những thiền khách đầy ý chí. tự nhiên trở thành bạn tốt. Họ tham thiền ở dưới trướng của thiền sư Trường Khánh Huệ Lăng đã lâu, cơ duyên chưa khế hợp, không thể ngộ nhập. Thế là, sau khi giải hạ, nhân mùa thu mát mẽ ba người bạn tốt cùng nhau tham học kết bạn đi vân du đó đây.

Chùa Phật cô trang giữa vách núi,

Ta đến cảnh thơ càng tương quan.

Bên động cây rung khỉ xuống suối,

Trong mây lay động Tăng lên núi.

 (Phật thi cô trang thiên chướng gian,

 Ngã lai thi cảnh cường tương quan.

 nham biên thọ động hầu hạ giản,

 Vân lí tích động tăng thướng sơn.)

Thiệu Tu và hai người bạn tham thiền cùng thong thả vân du, họ vào núi sâu viếng chùa cổ, vào am cỏ thăm lão tăng, không hay khong biết cây cỏ đã ngã sang màu vàng, lá bay lác đác. Mùa đông lặng lẽ đến. Lúc họ đi qua Chương Châu, một trận tuyết lớn trên trời giáng xuống, trời đất mịt mờ, đi lại trở ngại. Họ đến thiền viện Địa Tạng phía Tây Chương Dương, xin phép ngủ nhờ, định đợi tuyết dừng rồi vân du tiếp.

Trú trì viện Địa Tạng, chính là La Hán Quế Thâm cùng qua lại với Huệ Lăng Trường Khánh rất thân thiết. Đại sư Quế Thâm kiến thức cao thâm, cơ phong như núi, chỉ vài ba câu, đã thuyết phục được ba thiền giả lang thang trong thiền lâm này, khiến họ năm vóc sát đất, đặt hành lý xuống, ở lại đó một thời gian lâu dài (xem Tùng Thư “Thiền Thiên Thiền Địa – Nhất Thiết Hiện Thành”). Dưới sự huấn luyện của Đại sư Quế Thâm mối nghi ngờ trong lòng Pháp Nhãn đã bùng vỡ như băng tan. Thiệu Tu cũng đạt được sở đắc. Một ngày nọ, Đại sư Quế Thâm lên pháp đường, có hai vị tăng ra lễ bái. Không đợi họ hỏi, Quế Thâm liền trách mắng: “Sai, đều sai, hai người đều đặn sai!”

Hai vị tăng ngốc nghếch, mù tịt không đáp được. Sau buổi giảng, hai người họ đến gặp thiền sư Thiệu Tu hỏi thêm. Thiệu Tu nói: “bản thân ngươi đường đường nguy nga (chỉ Phật tánh vốn có của mỗi người), lại lễ bái người khác, còn muốn nhờ người khác chỉ bảo, chẳng phải là sai lầm lắm sao?”

Lúc đó, thiền sư Thanh Khê Hồng Tiến là thủ tòa của viện Địa Tạng. Ông đứng bên cạnh nghe xong, cười lạnh lùng. Thiệu Tu biết thủ tòa không đồng ý cách nói của mình, liền quay sang hỏi: Chẳng lẽ lời của tôi có gì sai sao? Thế thì, ý của thủ tòa như thế nào?”

Mọi Người Xem :   Đặt tên hay cho bé: Ý nghĩa tên Thiên Ân

Thủ tòa Hồng Tiến nói: “Tự ông còn mê hoặc, lại có thể chỉ điểm điều mê cho người khác sao? sử dụng mê dắt mê, dùng mù dắt mù, có khả năng không sai được sao!”

Thiệu Tu không phục, tức giận đến phương trượng, nhờ đường đầu Hòa thượng phân giải. Đại sư Quế Thâm không trực tiếp bình luận đúng sai của họ, dường như không quan tâm đến chỉ tay xuống dưới hành lang nói: “Điển tòa đi vào phòng người giữ xe đi.”

Thiệu Tu nghe xong, biết rõ mình sai rồi.

Lại một hôm khác, thủ tòa Hồng Tiến hỏi thiền sư Thiệu Tu: “Biết rõ đạo lý sanh là không sanh, tại sao còn luân lạc trong dòng sanh tử luân hồi?”

Thiệu Tu nói thiền rất hay: “Măng, cuối cùng thành tre, nay chẻ tre còn được không?”.

Thủ tòa Hồng Tiến cười ha hả, nói: “từ nay về sau ngươi tự đi thể ngộ đi.”

Thiệu Tu chất vấn: “Kiến giải của tôi chỉ như vậy, ý chỉ của thủ tòa như thế nào?”.

Thủ tòa Hồng Tiến chỉ trước phòng nói: “Đây là phòng khách, kia là phòng điển tòa”.

Thiệu Tu hơi tỉnh ngộ, bèn lễ tạ Hòa thượng thủ tòa đã nhiều lần dẫn dắt ông ba lễ.

Người bạn Pháp Tiến cùng từ Phúc Châu đến, ngưỡng mộ chùa chiền ở Triết Giang mọc lên như rừng, cao tăng vân tập, nên rủ Pháp Nhãn Văn Ích cùng mình đi lên phía Bắc. Thiền sư Long Tế Thiệu Tu tự cho rằng sở đắc đã rốt ráo, liền cùng hai người bạn từ biệt sư phụ, mây nước vân du. Thiền tăng hành cước, trên đường tự nhiên sẽ thảo luận đến chuyện tu hành. Thiền sư Thiệu Tu cứ thao thao bất tuyệt, nói năng khoác lác, dường như điều gì cũng biết, việc gì cũng có khả năng. Nhưng từ lời nói của ông Pháp Nhãn Văn Ích có thể thấy sư đệ Thiệu Tu chưa phá được cửa thiền cuối cùng. Lúc họ đến Kiến Dương, Thiệu Tu lại bắt đầu nói suông về thiền lý. Bỗng nhiên, Pháp Nhãn Văn Ích chỉ con ve đang kêu ở trên cây nói: “Con ve này, suốt ngày kêu ‘biết rồi, biết rồi’, nhưng cái biết của nó thật sự đã biết rõ chưa?”

Pháp Tiến nháy nháy đôi mắt nhỏ, bộ mặt buồn cười, cũng thừa cơ khiêu khích nói: “Nó tuy suốt ngày không ngừng kêu thiền, nhưng không biết thiền (con ve trong tiếng hán là thiền cùng âm với thiền) là vật gì?”.

Thiệu Tu bị hai người họ cười nhạo đỏ cả mặt, ông vừa xấu hổ vừa tức giận, nên miễn cưỡng ngụy biện rằng: “Các người không phải là ve (thiền), làm sao biết nó không biết về thiền?”.

Pháp Nhãn Văn Ích không cười đùa nữa, trịnh trọng hỏi ông ta: “Chúng ta cùng tham bái Đại sư Trường Khánh Huệ Lăng, ông lại xuất gia ở chùa Trường Khánh, tham thiền lâu năm, một bài kệ ngài nói:

“Trong vạn tượng riêng lộ tự thân,

Riêng ta tự nhận mới biết gần.

Ngày xưa lầm lỡ tìm giữa đường,

Ngày nay nhìn lại băng trong lửa.”

“Trong vạn tượng riêng lộ tự thân là ra khỏi vạn tượng hay không ra khỏi vạn tượng?”

Trong vạn tượng riêng hiển lộ bản thân, đương nhiên đó là tự tánh; bạt, nghĩa là bài trừ, tách ra. Thiền sư Thiệu Tu đáp: “Không trừ”.

Pháp Nhẫn cười ha hả, hỏi: “trừ hay không trừ là gì?”

Thiệu Tu mờ mịt không hiểu diệu dụng thâm sâu trong đó, quẫn bách đến nỗi đỏ mặt tía tai. Ông lập tức chuyển phương hướng, đi suốt ngày đêm quay về viện Địa Tạng. Đại sư La hán Quế Thâm hỏi ông: “Ngươi đi chưa lâu, sao lại trở về rồi? Cứ đi đi về về, cũng không sợ gân cốt mệt mỏi sao”.

Thiệu Tu nói: “Trong lòng có vấn đề chưa giải quyết được, chẳng lẽ lại sợ trèo non lội suối sao!”

Mọi Người Xem :   Đất tiếng Anh là gì? Tổng hợp từ vựng tiếng Anh bất động sản thông dụng

Đại sư Quế Thâm nói: “Ngươi trèo non lội suối thường xuyên rồi, mà chưa cảm thấy chán nản à!”

Tốt và xấu là danh mục do lòng người phân biệt mà có. Một đống phân trâu nằm giữa đường, chúng ta đều bịt mũi đi qua, chỉ sợ tránh cũng không khỏi; người nông dân hốt phân từ xa thấy nó, mắt sẽ sáng rực lên, sợ bị người khác cướp đi; ý của Đại sư Quế Thâm muốn nói, Thiệu Tu không chán trèo non lội suối, đối với sông núi chưa khởi tâm phân biệt, nhưng sông núi tức là vạn tượng! Ngươi ra khỏi hay không ra khỏi?

Tiếc rằng, Thiệu Tu chưa lãnh ngộ chỉ dụ của sư phụ, nên có hỏi:“Người xưa nói: Trong vạn tượng riêng hiển lộ thân, rốt cuộc nghĩa là gì?”

Đại sư Quế Thâm hỏi ngược lại để chỉ thị cho ông: “Ngươi nói, người xưa ra khỏi vạn tượng hay không ra khỏi vạn tượng?”

“Không ra khỏi”. Thiệu Tu vẫn đáp như cũ. Quế Thâm đưa ngón trỏ và ngón giữa ra nói: “Hai ngón rồi”

Đại sư Quế Thâm muốn nói: “Vạn tượng” cũng “riêng lộ thân” không hai không khác, nói ra khỏi, hay nói không ra khỏi, đều sẽ phân ra hai bên, cho nên ở đây không thể khởi tâm phân biệt.

Hai ngón tay của sư phu, giống hai ngọn núi cao lớn hùng vĩ, cao, không thấy đỉnh của nó, rộng ,không thấy bên kia, không thể nào leo lên, không thể vượt qua, tức chỉ có thể đứng trước nó như vậy ! Thiệu Tu im lặng trầm tư, sau đó lại hỏi: “Không biết người xưa ra khỏi vạn tượng hay không ra khỏi vạn tượng?”

Thiệu Tu đã đến nông nổi này, tư tưởng ý thức còn rơi vào phân biệt đối lập giữa ra khỏi và không ra khỏi, không thể tự bước ra được! Quế Thâm hét một tiếng: “Ngươi gọi cái gì là vạn tượng?”

Thiệu Tu bỗng nhiên tỉnh ngộ.

Sâm la vạn tượng, đều đặn là hiển hiện tự tánh, cho nên, Mã tổ nói: thấy sắc tức thấy tâm; Vì vậy trong con mắt thiền giả, từng hạt bụi đều là hiện thân vốn có; do đó, trong sâm la vạn tượng, đặc biệt hiển bày ra pháp thân thanh tịnh. Sau đó, đại tài tử Tô Đông Pha đời nhà Tống cũng lãnh ngộ được cảnh giới này nên viết bài thơ rằng: “Tiếng suối tức là lưỡi rộng dài, sắc núi chính là thân thanh tịnh”.

 Ngàn năm sau, sau khi Đại sư Hư Vân, cao tăng thời cận đại khai ngộ, có bài kệ: “Xuân đến khắp nơi hương hoa đẹp, sông núi đại địa là Như Lai”.

Từ đây có thể thấy, thiền tông liền một mạch nguồn, pháp vốn như vậy, xưa nay tiếp nối, xưa nay tương đồng.

Sau khi Thiệu Tu đại ngộ, một lần nữa từ biệt sư phụ, đuổi kịp hai người bạn Pháp Nhãn Văn Ích và Pháp tiến; Lúc hai người một lần nữa nói đến công án này, Thiền sư Thiệu Tu mới phát hiện, lời của Pháp Nhãn cùng sự khai thị của Quế Thâm, trước sau đều giống nhau, hoàn toàn nhất trí.

Phật pháp không nhiều mối, đạo thiền chỉ một cửa, quyết không dối vậy.

Sau này Thiền sư Thiệu Tu một mình đến ở ẩn tại chùa Long Tế – Ngô Châu – Giang Tây, người ta gọi ông là “Tu Sơn Chủ”. Ông vốn không nghĩ dến việc thâu nhận đồ chúng khai mở đạo tràng thuyết pháp. Nhưng học tăng bốn phương nghe tiếng mà đến, theo ảnh hỏi người, chùa Long Tế yên tĩnh nghiễm nghiên trở thành đạo tràng náo nhiệt. Long Tế Thiệu Tu không thể không thăng tòa thuyết pháp: gồm pháp phàm phu, phàm phu không biết, gồm pháp Thánh nhân, Thánh nhân không hay, Thánh nhân nếu biết tức là phàm phu, phàm phu nếu biết, tức là Thánh nhân. Hai câu này một lý mà hai nghĩa, nếu người biện bác được, không trở ngại trong Phật pháp có người ấy, nếu không biện bác được, chớ nói không nghi ngờ, tạm biệt!

Mọi Người Xem :   Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ cố ý - DocumenTV - khoalichsu.edu.vn | Website Học Tập Tổng Hợp

Có một vị Tăng hỏi: “Thấy sắc liền thấy tâm, hiển lộ là sắc, thế nào là tâm?”

Long Tế Thiệu Tu nói:” Thật may ngươi chưa lãnh hội, đừng lừa dối người đã rõ”.

Thiền tăng không hiểu, lại hỏi:” Làm sao ra khỏi ba cõi?”

Thiền sư Thiệu Tu: “Nếu là ba cõi, thì tùy ngươi ra khỏi”

Ý ông muốn nói, vạn pháp vốn không, không có ba cõi để mà ra khỏi.

“Không phải ba cõi thì như thế nào? Thiền tăng vẫn rơi sâu vào trong sự phân biệt, Thiền sư Thiệu Tu dứt khoát để ông ta đã ở trong tuyết lại còn thêm sương, nên hỏi lại: “Chỗ nào không phải là ba cõi?”.

Một niệm tỉnh ngộ, tuy có ba cõi nhưng không ngăn ngại; một niệm mê muội, ba cõi vốn không nhưng lại chướng ngại.

Đệ tử hỏi: “lúc gương xưa chưa lau thì như thế nào?”.

Long Tế Thiệu Tu nói: “Chiếu soi trời đất”.

Người xưa đều sử dụng gương bằng đồng, gương đồng chưa lau, đương nhiên không thể dùng, nhưng Thiền sư Thiệu Tu tại sao nói: “Nó chiếu khắp trời đất?” Thì ra, đây là một công án mà thời xưa các Thiền sư thường nêu ra. Gương xưa, tượng trưng tự tánh; chưa chùi, là chưa từ bỏ bụi trần, cũng chính là chưa minh tâm kiến tánh. Lục Tổ Huệ Năng nói: “Tự tánh vốn tự nó thanh tịnh, Ngài còn nói, “vốn không có một vật nào, lấy chỗ nào để bụi bám?”. Cho nên, gương xưa tượng trưng tự tánh, căn bản không có phân biệt chùi hay không chùi. Lúc chưa chùi, bản tính chiếu khắp trời đất của nó cũng không hạn chế tí nào.

“Sau khi chùi như thế nào?” Đệ tử không hiểu, hỏi tiếp. Thiệu Tu trả lời rằng: “Đen thui thui”.

Có một vị du tăng đến, Long Tế Thiệu Tu hỏi ông từ đâu đến? Ông ta nói từ Thúy nhém đến. Thiền sư Thiệu Tu hỏi: “Thúy nhém dạy đồ chúng câu gì ?”

Vị du tăng đáp: “Thiền sư Thúy nham thường nói: ra đường gặp Di Lặc, vào nhà thấy Thích Ca”.

Thiền sư Thiệu Tu có ý không hiểu, nói: “làm sao lại nói như vậy được!”

Du tăng là một vị tham thiền đã lâu, biết vị đường đầu đại Hòa thượng đang tạo thiền cơ dẫn dắt mình, lập tức tiếp cơ, gạn hỏi thêm: “ thưa đại Hòa thượng ngài nói như thế nào?”

Thiền sư Thiệu Tu hỏi đầy thiền ý: “Ra đường gặp ai vào nhà thấy người nào?”

Du tăng tỉnh ngộ ngay trong câu nói đó, Thích ca Mâu Ni cũng được, Di Lặc bụng to cũng được, vào nhà,ra đường chẳng phải đều là diệu dụng và vận hành của tự tánh đó sao!

Long Tế Thiệu Tu lên pháp đường nói: “Thanh sắc không đến nơi, lỗi ở chỗ thấy nghe, giải thích không tường tận, quấy ở nơi vành môi”.

Ý ngài muốn nói chân đế của thiền, không thể dùng ngôn ngữ để trình bày rõ ràng rõ ràng. Một vị thiền tăng rất nhạy bén, nói rằng: “thưa Hòa thượng xin phép ngài nói về xa lìa tất cả thanh và sắc.”

 Xa lìa thanh sắc, làm sao có khả năng nói? Còn nói cái gì?” Nhưng thiền sư Thiệu Tu tự chuyển hướng nói: “Ngươi ở trong thanh sắc mà lại hỏi!”

Thế là Thiền Tăng cơ trí liền từ trong thanh sắc hỏi: “Thế nào là tâm của con?”

Thiền sư Thiệu Tu nói: “Là ai đang hỏi như vậy?”

Đúng vậy, người đang hỏi kia, người có thể hỏi vậy kia, chẳng phải chính là tâm ngươi sao!

 Thiền sư Thiệu Tu học rộng văn hay, có trước tác “Quần Kinh Lược Yếu” và hơn 60 bài thơ tụng truyền lại cho đời. Như:

Gió động tâm cây lay,

Mây sanh thổi bụi trần.

Nếu ngày hôm nay sáng,

Mê mờ không đến ngươi.

Muốn biết đạo giải thoát,

Các pháp không cùng đến

Mắt tai không thấy nghe,

Thanh sắc đến quấy rối.

Sơ tâm chưa nhập đạo,

Cũng không được náo loạn,

Trong tiếng chuông lấy bỏ,

Trong tiếng trống đảo điên.

Chư Phật không xuất thế

Bốn chín năm thuyết pháp.

Tổ sư không quy Tây,

Thiền Lâm có diệu quyết.

Vạn pháp là tâm sáng,

Các duyên chỉ tánh biết.

Vốn không người mê ngộ,

Chỉ cần hôm nay thôi.



Các câu hỏi về sâm la vạn tượng nghĩa là gì


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê sâm la vạn tượng nghĩa là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé

Loading

Related Posts

About The Author