Bài viết Nông thôn mới Phước Long bứt phá thuộc
chủ đề về Thắc Mắt
thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !!
Hôm nay, Hãy cùng khoalichsu.edu.vn tìm hiểu Nông
thôn mới Phước Long bứt phá trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn
đang xem bài viết : “Nông thôn mới Phước Long bứt
phá”
Đánh giá về Nông thôn mới Phước Long bứt phá
Xem nhanh
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, người từng cộng tác với Viện Đại học Huế thời Việt Nam Cộng hòa, hiện cư ngụ ở bang California, nói rằng việc Việt Nam Cộng Hoà được công nhận là một tín hiệu đáng mừng:
“Họ công nhận thực thể Việt Nam Cộng hòa, không còn gọi là ngụy quân, ngụy quyền nữa, theo thiển ý của chúng tôi, đó là một dấu hiện đáng mừng.”
Cho đến nay, chính quyền Hà Nội vẫn gọi chính quyền miền Nam là “ngụy quyền” và những người lính miền Nam là “ngụy quân.”
Ông Phan Ngọc Lượng, một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa đang sinh sống ở bang California, bày tỏ nghi vấn về động cơ phía sau việc công nhận “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam.”
“Khó mà tin được điều họ làm. Tôi không biết động cơ, chương trình của họ là gì. Lúc nào tôi cũng đặt sự nghi ngờ đối với Cộng sản, vì họ lừa nhiều lần rồi. Điều gì họ làm đều có mục đích phía sau.”
Ông Lượng cho rằng chữ “ngụy” trong “ngụy quân, ngụy quyền” đã sai ngay từ đầu:
“Cái chữ ngụy họ từng dùng không biết để chỉ ai cho đúng? Tôi biết chính phủ Việt Nam Cộng hòa không lừa gạt ai. Tôi là một quân nhân. Tôi tham gia quân đội từ lúc bé, 12 tuổi tham gia thiếu sinh quân cho tới khi cuộc chiến tàn. Tôi không bao giờ chấp nhận người Cộng sản. Cũng không quan tâm họ gọi mình như thế nào. Tôi nghĩ anh em cựu quân nhân ở đây cũng không nhạy cảm với từ ‘ngụy quân, ngụy quyền’ vì họ biết họ không là ‘ngụy’ mà chính người Cộng sản mới là ‘ngụy.’ Dân chúng đều hiểu rõ chuyện này. Đó là điều quan trọng đối với chúng tôi.”
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ hôm 18/8, ông Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, nói: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam.”
Ông Cường còn nói rằng nhóm viết sách lịch sử đã từ bỏ cách gọi ‘ngụy quân’, ‘ngụy quyền,’ mà thay vào đó, gọi là ‘chính quyền Sài Gòn’, ‘quân đội Sài Gòn.’
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang nhận định rằng thông thường các cơ quan, viện nghiên cứu Việt Nam phải thể hiện quan điểm thống nhất của Đảng, và ông cho rằng lần xuất bản này được thực hiện trong một hoàn cảnh khá đặc biệt:
“Đây là một bước tiến mà Viện Hàn lâm Khoa học đã thực hiện. Có thể đây là một công việc vì nhu cầu, vì hoàn cảnh đặc biệt mà Hà Nội sẵn sàng cho cơ quan này lên tiếng.”
Giáo sư Trang nói có thể tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong Biển Đông là nguyên nhân buộc cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam phải chỉnh đổi cách gọi chính quyền Sài gòn trước năm 1975:
“Sau năm 1954 khi Việt Nam bị chia đôi, thì chủ quyền biển đảo là chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa, chứ không phải của Hà Nội. Cho nên bây giờ họ xác nhận Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị, một quốc gia độc lập, có chủ quyền, được quốc tế thừa nhận thì đó là một điều quan trọng.”
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng trong một bài viết cho VOA nhận định: ‘thực thể Việt Nam Cộng Hòa không hoặc chưa phải là phát ngôn hay chủ trương được chính thức công bố, nhưng hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam không còn xem Việt Nam Cộng Hòa là ‘nguỵ quân ngụy quyền’ vẫn là một sự xác nhận gián tiếp về tính chủ trương chưa được công bố, cùng lúc được ‘bật đèn xanh’ từ một cấp trên nào đó.”
Luật sư Lê Công Đinh ở thành phố Hồ Chí Minh viết trên trang Facebook của ông rằng việc bộ sách công nhận VNCH “không có ý nghĩa gì”, vì đây chưa phải là “sự công nhận chính thức của nhà nước cộng sản hiện nay.”
Tuy nhiên, liên quan đến cộng đồng người Việt trong và ngoài nước về cách gọi tên và việc công nhận này, Giáo sư Nguyễn Thanh Trang nói rằng chính quyền Hà Nội cần phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi người.
“Đây là một việc làm rất đáng khích lệ nhưng cũng quá trễ. Qúa trễ, nhưng có còn hơn không! Tuy vậy, điều này không có nghĩa là lịch sử sang trang thì xóa hết tất cả mọi chuyện. Chắc chắn rằng cộng đồng người Việt hải ngoại mong muốn Việt Nam có những chủ trương và hành động cụ thể đối xử với tất cả người Việt Nam, nhất là những người phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa một cách bình đẳng. Có như vậy mới hy vọng lôi kéo sự hưởng ứng và đóng góp của người Việt hải ngoại, nhất là trong mặt trận bảo vệ chủ quyền đất nước trước nạn xâm lăng của Trung Quốc.”
LUẬN GIẢI KHÁI QUÁT VỀ CHỮ “NGỤY”
BPO – Hiện tại, nhiều người vì không hiểu hoặc cố tình không hiểu cụm từ “ngụy quyền, ngụy quân”, hoặc vì mục đích xấu xa, đen tối nào đó nên ra sức kêu gào bỏ cách gọi “ngụy quyền, ngụy quân”, vì như thế là “không chính xác, mang tính xúc phạm, miệt thị”. Đây là nhận thức ấu trĩ, lệch lạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức lịch sử của các tầng lớp nhân dân Hiện tại, tạo điều kiện để các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, kích động hòng vực dậy “thây ma” tập đoàn bán nước, hại dân trước năm 1975. Vì vậy, cần phải làm rõ: Vì sao gọi là “ngụy”?
“Ngụy” là 1 từ gốc Hán trong tiếng Việt, tồn tại dưới 2 dạng tính từ và danh từ, thường sử dụng để chỉ sự vật, sự việc mang tính giả tạo, không chính danh. Với ý nghĩa là một tính từ, “ngụy” bao hàm sự giả tạo, ví dụ như ngụy tạo, ngụy biện, ngụy trang, ngụy quân, ngụy quyền. Trong lịch sử, về mặt chính trị, từ này được dùng để chỉ một triều đại hoặc một chính quyền do soán đoạt ngôi mà có, hoặc do bọn ngoại bang nước ngoài dựng lên một cách bất hợp pháp, không được người dân công nhận, để hợp thức hóa sự đô hộ, xâm lược với một nước khác. Về bản chất, chính quyền này không có thực quyền, chỉ là “hữu danh vô thực”, bị bọn xâm lược nước ngoài khống chế, mang tính bất hợp pháp và không chính danh.
Trong lịch sử các nước châu Á, ngoài Việt Nam thì các quốc gia khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, từ “ngụy triều, ngụy quyền” cũng được dùng nhiều trong các văn bản, thư tịch lịch sử. Chẳng hạn như cách gọi các triều đình “ngụy Sở” (1127-1128) của Trương Bang Xương, “ngụy Tề” (1130-1137) của Lưu Dự được nhà Kim (1115-1234, một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc) lập ra nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của nhà Kim với các quốc gia lân bang có chủ quyền khác. Trong chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945), Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng, Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc của Uông Tinh Vệ và Chính phủ Mãn Châu quốc của Phổ Nghi bị cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch gọi là “ngụy quyền, ngụy quân, ngụy Mãn Châu” hoặc “chính phủ ngụy” do các chính phủ này được đế quốc Nhật Bản lập ra nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của mình đối với Trung Quốc. ngôn từ này còn được sử dụng phổ biến trên các kênh truyền thông, sách báo, phim ảnh Trung Quốc và Đài Loan (của Quốc dân đảng) cho tới tận ngày nay.
Giai đoạn 1895-1945, bán đảo Triều Tiên bị đế quốc Nhật Bản đô hộ, hàng trăm ngàn người Triều Tiên (gồm cả người Hàn Quốc và người Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Hiện tại) đã cộng tác với đế quốc Nhật Bản đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào mình, Vì vậy ngày nay, sử sách Hàn Quốc và Triều Tiên đều gọi những người này là “ngụy quân”. Sau khi giành được độc lập, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã bắt giam hoặc tiến hành xử bắn hàng loạt người từng hợp tác với đế quốc Nhật trước đây.
Còn tại Hàn Quốc, trong Hiến pháp có hẳn một quy định về đối tượng này. Trung tâm Sự thật và Công lý lịch sử Hàn Quốc (CHTJ) đã lập ra một danh sách những người từng cộng tác với đế quốc Nhật giai đoạn 1895-1945 để xem xét về lý lịch đối với con, cháu của họ. Ở phương Tây, ngôn từ “ngụy quyền” còn có các cách gọi khác, đó là “chính quyền tay sai”, hoặc “chính phủ bù nhìn, chế độ tay sai, nhà nước con rối” (puppet state, puppet regime).
Với ý nghĩa là một danh từ, “ngụy” sử dụng để chỉ địa danh, tên gọi tại Trung Quốc trước đây, như nước Ngụy thời Xuân Thu Chiến Quốc – một nước chư hầu thời Tây Chu, nhà Tào Ngụy thời Tam quốc, huyện Ngụy ở phía Nam tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) ngày nay hay dòng họ Ngụy tại Đông Nam Á. Từ “Ngụy” này được viết hoa.
Như vậy có thể thấy, chữ “ngụy” là danh mục ngôn ngữ của thường xuyên nước trên thế giới, không phải do người Việt tự tạo trong thời gian gần đây. Đó là cách gọi của sự giả tạo, không thật, không chính danh chứ không phải là áp đặt cho sự xấu xa của tất cả những thành tố được ghép với chữ “ngụy”. Những người khó chịu, mẫn cảm, dị ứng từ “ngụy” này là những người thiếu kiến thức, thiếu thông tin về cuộc chiến Việt – Pháp, Việt – Mỹ, mù mờ, mơ hồ, chưa biết rất nhiều lý do trong lịch sử, họ không hiểu bản chất, ý nghĩa của từ “ngụy” theo góc độ ngôn từ chính trị. Họ tưởng rằng từ “ngụy” là một từ gì đó mang tính lăng mạ, miệt thị, mạt sát…
Thật ra, chữ “ngụy” đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam, nhằm ám chỉ những chế độ, triều đình mang tính không chính danh, soán quyền, đoạt ngôi. Nhà sử học Trần Trọng Kim, trong cuốn sách “Việt Nam sử lược” đã viết: “Những người làm quốc sử nước Tàu và nước ta thường chia những nhà làm vua ra chính thống và ngụy triều. Nhà nào, một là đánh giặc mở nước, sáng lập ra cơ nghiệp, hai là được kế truyền phân minh, thần dân đều phục, ba là dẹp loạn yên dân thì cho là chính thống. Nhà nào, một là làm bề tôi mà cướp ngôi, làm sự thoán đoạt không thành; hai là xưng đế, xưng vương ở chỗ rừng núi, hay là ở đất biên địa; ba là những người ngoại chủng vào chiếm nước làm vua, thì cho là ngụy triều”. Ví dụ, nhà Mạc soán ngôi nhà Hậu Lê nên bị các sử gia thời Lê Trung hưng gọi là “ngụy Mạc”. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam năm 2007 định nghĩa: “Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, dùng làm công cụ xâm lược, nô dịch họ”. Như vậy, theo các định nghĩa đã nêu, đương nhiên không phải bàn cãi thì cả chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) do Pháp và Mỹ dựng lên ở Việt Nam đều đặn là “ngụy quyền”.
Vậy thì, cách gọi “ngụy” tại Việt Nam có từ bao giờ? Nó sử dụng để ám chỉ ai? Tại sao Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa đều là “ngụy quyền”? Để khách quan và công bằng, chúng ta cùng phân tích, làm rõ nguồn gốc ra đời và tính chính danh của chính quyền Quốc gia Việt Nam thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa thời Mỹ xâm lược để thấy được lý do vì sao không thể bỏ chữ “ngụy”. Mời độc giả đón đọc kỳ sau.
Nhất Huy (Bộ CHQS tỉnh)
Các câu hỏi về ngụy quyền là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê ngụy quyền là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết ngụy quyền là gì ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết ngụy quyền là gì Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết ngụy quyền là gì rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về ngụy quyền là gì
Các hình ảnh về ngụy quyền là gì đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư lienhe@domain.com. Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tra cứu thêm kiến thức về ngụy quyền là gì tại WikiPedia
Bạn nên xem thêm nội dung chi tiết về ngụy quyền là gì từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại???? Nguồn Tin tại: https://khoalichsu.edu.vn/
???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://khoalichsu.edu.vn/hoi-dap/
Các bài viết liên quan đến