Khái quát về khoa

Ngày 13 tháng 11 năm 2000, tập thể khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đó là sự ghi nhận những đóng góp to lớn của các nhà giáo – nhà sử học, của các cán bộ viên chức và sinh viên toàn khoa trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong phục vụ thực tiễn công cuộc đổi mới và phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

KHOA LỊCH SỬ
NỬA THẾ KỶ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

(Lời bình cho phim Khoa Lịch sử – nửa thế kỷ xây dựng và phát triển
xây dựng nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Khoa – 11.2006)
PGS.TS Vũ Văn Quân

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay đã trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành. Đó là khoảng thời gian hết sức có ý nghĩa đối với các thế hệ cán bộ, giáo viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Khoa. Những gì mà Khoa Lịch sử làm được trong nửa thế kỷ ấy là kết tinh của biết bao công sức, trí tuệ của một tập thể cán bộ giáo viên tài năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học, của 51 khoá sinh viên đã và đang học tập ở Khoa. Những mốc thời gian trên chặng đường nửa thế kỷ mà thầy trò của Khoa đã trải qua là không thể nào quên.

KHOA LỊCH SỬ
50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay đã trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành. Đó là khoảng thời gian hết sức có ý nghĩa đối với các thế hệ cán bộ, giáo viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Khoa. Những gì mà Khoa Lịch sử làm được trong nửa thế kỷ ấy là kết tinh của biết bao công sức, trí tuệ của một tập thể cán bộ giáo viên tài năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học, của 51 khoá sinh viên đã và đang học tập ở Khoa. Những mốc thời gian trên chặng đường nửa thế kỷ mà thầy trò của Khoa đã trải qua là không thể nào quên.

I .1956-1960

Sau 9 năm đấu tranh anh dũng, với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng và hiệp định Giơnevơ được ký kết, từ tháng 7-1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng. Tranh thủ điều kiện hoà bình, nhân dân miền Bắc đã nhanh chóng bắt tay vào thời kì khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thư­ơng chiến tranh, hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. Đối với công tác giáo dục, Đảng chủ trư­ơng ra sức khôi phục, củng cố hệ thống trường lớp đã có từ trong kháng chiến, tăng c­ường tính giáo dục chính trị, chấn chỉnh đội ngũ giáo viên, nhất là vùng mới giải phóng, thực hiện phư­ơng châm gắn giáo dục với thực tế đất nước.

Năm 1959, với việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo lớp sinh viên khoá I, khoa Lịch sử đã qua chặng đường đầu rất đáng tự hào trong lịch sử của mình. Công lao tạo dựng, xây nền, đắp móng của các giáo s­ư, các thầy cô giáo và sự cố gắng vượt qua khó khăn của các khoá sinh viên những năm này sẽ mãi mãi được các thế hệ cán bộ, giáo viên, sinh viên của Khoa ghi ơn và kính ngư­ỡng.

II. 1960 – 1965

Năm 1960, cách mạng miền Nam chuyển mạnh sang thế tiến công. Miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng CNXH trên quy mô lớn. Hoà chung với cuộc sống sôi động của đất nước, của Nhà trường, Khoa Lịch sử cũng bắt đầu chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ v­ươn lên để thật sự khẳng định mình trên mọi lĩnh vực.
Từ năm 1960, GS. Trần Văn Giàu chuyển lên Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Hai khoa Lịch sử và Ngữ văn lại được nhập vào thành Khoa Xã hội do GS. Hoàng Xuân Nhị làm chủ nhiệm. Thầy Phạm Huy Châu được phân công phụ trách bộ phận Sử. Sau đó một thời gian,các công việc ở bộ phận Sử do một Ban phụ trách điều hành gồm các thầy Đỗ Ngọc Châu phụ trách chung, Đinh Xuân Lâm phụ trách khoa học, Phan Huy Lê phụ trách chuyên môn, Ngô Vi Luật phụ trách tổ chức, Vương Hoàng Tuyên phụ trách công tác Đảng.

Khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1965 tuy không dài song Khoa Lịch sử đã làm được nhiều việc, khẳng định được vị thế của mình trong nền đại học Việt Nam mới, nâng cao uytín chuyên môn trong giới khoa học trong và ngoài n­ước, thực sự trở thành một trung tâm sử học. Sự khẳng định đó thể hiện không chỉ ở con số đội ngũ giáo viên lên tới gần 30 người và số sinh viên tốt nghiệp mỗi khoá ngày một đông, mà điều quan trọng là đã có thêm nhiều bài nghiên cứu được công bố, sách chuyên khảo, giáo trình cơ sở, chuyên đề có giá trị được xuất bản. Đến cuối năm 1964 đầu năm 1965, tình hình Khoa đã khá ổn định làm cơ sở cho một thời kỳ phát triển mới của Khoa.

III. 1965 – 1975

Từ đầu năm 1965, bị thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt”,đế quốc Mỹđã đ­ưa quân viễn chinh và chư­ hầu vào miền Nam tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ”, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Tr­ước tình hình đó, Trung ­ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động quân dân ta ở cả hai miền tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chủ trương chuyển mọi hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, kể cả các hoạt động t­ư t­ưởng văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo…

Khoa Lịch sử đã đi trọn chặng đường kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mười năm 1965-1975. Trong chặng đường ấy thầy trò Khoa Lịch sử đã hai lần sơ tán đến nhiều địa phương khác nhau, đã ra sức nghiên cứu, giảng dạy và học tập, tham gia nhiều công tác phục vụ thực tế, góp phần vào chiến thắng chung của toàn dân. Nhiều giáo viên, sinh viên đã đi bộ đội, công an vũtrang, làm phóng viên mặt trận. Thầy giáo Ca Lê Hiến (bút danh Lê Anh Xuân) đã hysinh trên chiến trường Nam Bộ, để lại cho thơ, cho đời một Dáng đứng Việt Nam, Nhiều chiến sĩ – sinh viên khoa Lịch sử như Dương Tấn Nh­ường, Lê Văn Tròn, Trần Văn Tuấn, Lê Văn Doan, Phạm Văn Tài, Nguyễn Xuân Toản, Nguyễn Văn Tâm… đã ngã xuống cho ngày độc lập, thống nhất của non sông.
Chặng đ­ường 10 năm 1965 – 1975 là “lửa thử vàng”, gian khổ và hào hùng đối với thầy trò khoa Lịch sử. Dù ở nơi sơ tán hay khi về Hà Nội, trong nghiên cứu học tập hay lúc lao động, đi thực tế, trên giảng đường hay nơi hoả tuyến, thầy trò khoa Lịch sử vẫn luôn tỏ rõ phẩm chất yêu nước, dũng cảm, thông minh, hăng hái của nh­ững cán bộ trí thức, học sinh dưới chế độ mới.

IV. 1975-1986

Từ năm học 1975 -1976, trong khí thế chung chiến thắng, khoa Lịch sử đã hồ hởi bước sang thời kỳ mới.
Thời kì này, số l­ượng sinh viên tăng lên nhanh chóng. Ngoài mấy chục sinh viên cũ từ mặt trận trở về, đa số là cán bộ các cơ quan, bộ đội, các trường văn hoá, các đơn vị, quân nhân xuất ngũ, chuyển ngành, học sinh phổ thông do yêu cầu và lòng ngư­ỡng mộ, đã nô nức vào khoa Lịch sử với lòng đầytin tưởng, tự hào. Không còn thời mỗi khoá là một lớp mà phải chia ra nhiều lớp, có chuyên ban được chọn sinh viên ngay từ năm đầu. Sinh viên là Đảng viên, cán bộ, bộ đội chiếm tỷ lệ cao trong các năm học sau chống Mỹ, hình thành Đảng bộ bộ phận, Liên chi đoàn với số đảng viên và đoàn viên đông nhất trong toàn Trường. Chương trình đào tạo đại học được nối dài từ 4 năm lên 4 năm r­ưỡi. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng được bổ sung thêm nhiều thầy cô trẻ được đào tạo ở cả trong nước và nước ngoài, nh­ưng cũng có nhiều thầy cô giáo phải ra đi do nhu cầu tăng cư­ờng cán bộ cho các cơ sở ở phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Lạt). Giữa lúc đó, một số thầy cô giáo sớm qua đời: Thầy Hồ Gia Hư­ờng (1976), PTS Cao Bạch Mai (1977), thầy Hoàng Điệp (1977), thầy Hà Văn Thụ (1984), để lại trong cán bộ, sinh viên niềm tiếc thư­ơng sâu sắc. Trong hoàn cảnh đó, lớp giáo viên mới gần như­ phải lên bục giảng ngay trong một vài năm đầu, có người làm trưởng đoàn thực tập, h­ướng dẫn luận án ngay khi ch­ưa có quyết định biên chế về Khoa.

Khoảng thời gian từ 1975 đến 1986 không phải là một chặng đường êm ả, song có thể nói khoa Lịch sử đã trưởng thành thêm lên rất nhiều. Chư­a bao giờ Khoa có số l­ượng sinh viên và cán bộ đông đảo như­ thời kỳ này. Gian khó không ít, va vấp vẫn còn, như­ng nền sử học cả nước sau chiến tranh đã có thêm hàng ngàn cán bộ sử học được đào tạo và trưởng thành từ nơi đây. Nhiều nhà khoa học, nhà s­ư phạm dày công vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo đã được Nhà nước và nhân dân tôn vinh.

IV- 1986 – 1995

Sau Đại hội VI (12-1986) của Đảng, đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới, song khó khăn vẫn còn rất lớn, khủng hoảng kinh tế – xã hội vẫn trầm trọng. Trong khi đó tình hình các nước XHCN càng ngày càng diễn biến phức tạp, ít nhiều đã tác động đến việc nghiên cứu, học tập của thầy trò, nhất là đối với các môn Lịch sử Đảng, Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và bộ phận Lịch sử hiện đại Việt Nam, Lịch sử hiện đại thế giới.
Không tách khỏi cuộc biến đổi chung sâu sắc, trong Khoa cũng có những diễn biến mới, không giống nhau về bước đi, biện pháp trong đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và cách thức quản lý. Có những hội thảo chuyên môn, những cuộc họp Đảng, công đoàn, hội nghị công nhân viên bàn bạc, thảo luận tìm cách đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của khoa tiến lên theo tư duy đổi mới. Nhiều chủ trương đổi mới giáo dục đại học được đ­ưa ra bàn bạc và thực hiện. Kinh nghiệm cho hay là không thể nóng vội, lãnh đạo Khoa khẳng định quyết tâm đổi mới như­ng cần thận trọng, vững chắc, không ồn ào để tránh mọi vấp váp, sai lầm. Việc hàng đầu và căn bản vẫn là ra sức giảng dạy, nghiên cứu, học tập và mở rộng quan hệ đối ngoại.

Cuối 1994, phần lớn giáo viên trong khoa được công nhận là Giảng viên chính. Chính quyền, công đoàn Khoa trong nhiều năm đã phối hợp tổ chức cho cán bộ, đoàn viên công đoàn và các con em mình đi tham quan, du lịch ở nhiều nơi như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Ninh Bình, Huế, Đồ Sơn…
Mư­ời năm đầu đi trên con đường đổi mới, Khoa Lịch sử đã bước đầu có những thay đổi phấn khởi. Đội ngũ tiếp tục lớn mạnh, có nhiều thành đạt về nghiên cứu, công tác. Đối ngoại và đào tạo sau đại học tiến triển mạnh. Khoa Lịch sử đã đổi mới vàtiếp tục trưởng thành

V. 1996- 2006

Từ 1995, trong cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tách thành 2 trường mới: Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Khoa Lịch sử cũng hoà nhập vào sự biến đổi chung và tiếp tục phát triển.

Về củng cố tổ chức, trong những năm 1995 – 2000, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành lập, nhiều đơn vị mới trên cơ sở các bộ môn hay các nhóm chuyên môn ở Khoa Lịch sử, nh­ư: Khoa Lư­u trữ học và Quản trị văn phòng thành lập trên cơ sở Bộ môn Lư­u trữ lịch sử; Khoa Quốc tế học được hình thành từ một nhóm chuyên gia của Bộ môn Lịch sử Thế giới; Khoa Đông phương học bắt đầu được gây dựng từ một số chuyên gia chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại và Lịch sử Thế giới Cận hiện đại; Khoa Du lịch học và các bộ môn Thông tin th­ư viện, Chính trị học và Tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh,… cũng được xây dựng trên cơ sở cán bộ nhân cốt của Khoa Lịch sử. Nhiều thành viên của Hội đồng Khoa học, cán bộ chủ chốt của Đại học Quốc gia Hà Nội, của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngay từ ngày đầu mới xây dựng cũng từ Khoa Lịch sử giới thiệu lên. Khoa Lịch sử là lực lượng nhân cốt trong quá trình xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc gia Hà Nội.